TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG MIỀN TRUNG
KHOA ĐIỆN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

  • Giới thiệu

Được thành lập từ năm 1991, Khoa Điện-Tự động hóa thuộc Trường Cao đẳng Công thương Miền Trung đã có những bước phát triển vượt bậc về đội ngũ cán bộ giáo viên, quy mô đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. Qua 25 năm xây dựng và phát triển, Khoa đã đào tạo và cung cấp cho xã hội hàng nghìn cán bộ kỹ thuật trong các ngành: Điện công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, …

  • Đội ngũ giảng dạy

Cùng với sự phát triển của Nhà trường, đội ngũ giảng viên của Khoa không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng. Hiện nay Khoa có tổng cộng 19 cán bộ giáo viên, trong đó có 03 giảng viên đã tốt nghiệp và đang làm NCS tiến sĩ ở nước ngoài, 10 giảng viên đã tốt nghiệp thạc sĩ và 02 giảng viên đang học thạc sĩ, 04 giáo viên có trình độ kỹ sư. Giảng viên ở Khoa không chỉ giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm mà còn giàu tâm huyết với nghề; tận tâm giảng dạy, giúp đỡ HSSV đạt được những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi ra trường. Ngoài ra khoa còn có 07 Cán bộ tham gia giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn (trong đó có 05 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 01 đang làm NCS tiến sĩ, 01 giảng viên có trình độ thạc sĩ).

  • Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của Khoa ngày càng được trang bị đầy đủ và hiện đại đáp ứng được nhu cầu thí nghiệm và thực hành của HSSV. Hiện tại, Khoa Điện – Tự động hóa đã có các phòng thí nghiệm (PTN) và phòng thực hành (PTH) như: PTN Kỹ thuật điện, PTN Điện tử công suất, PTN điện công nghiệp, PTN cơ điện tử, PTN Điện tử – truyền thông, PTN nhà máy nhiệt điện, PTN điều khiển điện – khí nén, PTN điều khiển lập trình PLC, PTN vi điều khiển, PTH quấn dây máy điện, PTH trang bị điện, PTH máy lạnh dân dụng và công nghiệp, PTH điện chiếu sáng, … Đặc biệt, với sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu Nhà trường, công tác nghiên cứu khoa học, làm mô hình dạy học của giáo viên và HSSV được phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các mô hình tự làm đều được đưa vào sử dụng và mang lại hiệu qủa cao như PTN đo lường điện, PTN điều khiển lập trình PLC và tự động hóa, PTH trang bị điện, PTN Vi điều khiển,…Trong đó có nhiều mô hình dạy học đạt kết quả cao khi tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh, cấp Quốc gia: giải Nhất, giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên: mô hình máy lạnh 1 cấp âm 600C; Thiết bị gây tê cá ngừ đại dương. Đặc biệt, mô hình máy lạnh 1 cấp âm 600C đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc; 04 mô hình đạt giải 3 hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc: mô hình trạm phân loại sản phẩm, bàn thực tập trang bị điện, mô hình rôbốt công nghiệp, mô hình hệ thống bơm nước tự động; ngoài ra, còn có mô hình Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu từ rác thải sinh hoạt (đề tài cấp Bộ).

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

Mã ngành: 6510304
Bậc đào tạo: Cao đẳng chính quy
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng xét tuyển: Học sinh tốt nghiệp THPT trở lên
Tổ hợp môn xét tuyển: Khối A (Toán, Lý, Hóa), Khối A1 (Toán, Lý, Anh Văn)

  • Tổng quan về ngành

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là một chuyên ngành mới được hình thành trong thời gian gần đây. Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động trên các kết cấu cơ khí thuần túy kết với với các mạch điện tử điều khiển đơn giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số thao tác cơ bản. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao uyển chuyển, linh hoạt, thông minh hơn các công nghệ trước đây, chính vì vậy Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ra đời.

Vậy Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Nhiều định nghĩa về Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn là: Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn từ Phòng kỹ thuật: Tính toán, thiết kế các dự án dây chuyền sản xuất, hoặc thi công lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tư vấn kỹ thuật… về các hệ thống máy móc cơ điện tử, robot công nghiệp ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.

  • Mục tiêu đào tạo

Sinh viên ngành học này sau khi đào tạo có kiến thức về kỹ thuật chuyên ngành như: Máy điện, Tự động khống chế truyền động điện, Trang bị điện-điện tử, điều khiển lập trình PLC, các nguyên tắc thiết kế, tính toán và bố trí các dây chuyền sản xuất cơ điện tử, vi điều khiển, điện tử công suất, Rôbốt công nghiệp, nguyên lý máy, công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật điện khí nén… để thực hiện hoàn thành công việc trong thực tế; phân tích, nhận diện, đánh giá và đưa ra được phương án sửa chữa, khắc phục sự cố cho những hư hỏng của các thiết bị, hệ thống cơ điện tử dân dụng và công nghiệp; ngoài ra sinh viên còn có khả năng: phân tích được các bản vẽ của các thiết bị, hệ thống cơ điện tử; Vận hành, sử dụng được các thiết bị, hệ thống cơ điện tử; Bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa được các thiết bị, hệ thống cơ điện tử; … Phối hợp được với các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật để giải quyết các công việc liên quan chuyên môn.

  • Nội dung chương trình

Kiến thức cơ sở: Mạch điện, Máy điện và khí cụ điện, vật liệu điện, Vật liệu cơ khí, Đo lường cảm biến, Cơ lý thuyết, điện tử cơ bản, Vi mạch tương tự-số, …

Kiến thức chuyên ngành chính: Thiết kế truyền động cơ khí, Điện tử công suất, Hệ thống cơ điện tử, Lý thuyết điều khiển tự động, Tự động khống chế truyền động điện, Điều khiển điện khí nén, Vi điều khiển, Điều khiển PLC, Robot công nghiệp, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ CNC, Tiện, Phay, Bào…

Ngoại ngữ: Tiếng Anh TOEIC 350 +

Tin học: Chứng chỉ Tin học quốc gia trình độ A.

Kiến thức và kỹ năng khác: Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, Kỹ năng làm hồ sơ và phỏng vấn xin việc, Kỹ năng thuyết trình.

  • Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

Làm việc được tại các công ty, tập đoàn chuyên tư vấn, giám sát, thi công lắp đặt các thiết bị, hệ thống cơ điện tử hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, kinh doanh các thiết bị cơ điện tử.

Làm kỹ thuật viên quản lý, vận hành các thiết bị và hệ thống cơ điện tử trong các Công ty điện lực; nhà máy; xí nghiệp; khu chế xuất…

Tư vấn, chuyển giao công nghệ tại các công ty kinh doanh thiết bị điện, hệ thống cơ điện tử.

Chọn Trường Cao đẳng Công thương Miền Trung là sự lựa chọn đúng đắn của bạn!

Xét tuyển cao đẳng 2018