1. Chức năng Phòng Quản lý đào tạo là đơn vị tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện các chức năng sau: - Quản lý, tổ chức quá trình đào tạo các bậc cao đẳng, trung cấp thuộc hệ chính quy và vừa học vừa làm tại trường và tại các đơn vị liên kết (kể cả tại doanh nghiệp). - Phối hợp các đơn vị để hỗ trợ người học. - Quản lý khối đào tạo tại trườn và các đơn vị liên kết do nhà trường chủ trì đào tạo. - Tham mưu cho BGH về mở ngành, đóng ngành, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. 2. Nhiệm vụ a. Quản lý đào tạo - Triển khai rà soát ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của xã hội và chiến lược phát triển của địa phương, khu vực, chiến lược phát triển của ngành phù hợp với xu thế hội nhập, thích nghi với cuộc cách mạng 4.0 và quá trình chuyển đổi số. - Tổ chức xây dựng, điều chỉnh, quản lý chương trình đào tạo. - Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, mở ngành đào tạo mới để trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt. - Quản lý thống nhất kế hoạch đào tạo về nội dung, chương trình, tiến độ giảng dạy các chuyên ngành đào tạo thuộc các bậc cao đẳng, trung cấp thuộc hệ chính quy và vừa học vừa làm. - Tổ chức các kỳ thi học kỳ, kết thúc học phần đúng quy định. - Lập kế hoạch và tổ chức thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp và làm thủ tục HSSV ra trường. - Phối hợp với các khoa, phòng Quản lý chất lượng và Nghiên cứu khoa học giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, theo dõi tình hình hoạt động của cố vấn học tập. - Quản lý và bố trí phòng học, đồng thời tổ chức giám sát việc thực hiện thời khóa biểu và lịch trình giảng dạy. - Tổ chức hội thi tay nghề HSSV giỏi hàng năm và tham gia các hội thi cấp tỉnh, cấp bộ và toàn quốc. - Tổ chức hội giảng giáo viên dạy giỏi tham gia các hội thi cấp tỉnh, cấp bộ và cấp toàn quốc. - Chủ trì việc giao và nghiệm thu khối lượng giảng dạy, tính toán tiền dạy vượt giờ, dạy các lớp ngắn hạn, liên kết khác cho cán bộ giảng dạy. - Đề xuất danh sách nhà giáo tham gia thỉnh giảng. - Tham mưu cho BGH triển khai các giải pháp phát triển công tác đào tạo; - Chủ trì triển khai các hội thảo, hội nghị nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. b. Công tác hỗ trợ người học - Tham mưu phân bổ chỉ tiêu các ngành, nghề; sắp xếp, biên chế lớp học, phối hợp với đơn vị chức năng tổ chức học tập đầu khóa về nội quy, quy chế, giới thiệu truyền thống nhà trường, các chế độ chính sách liên quan đến HSSV. - Quản lý kết quả học tập của HSSV, theo dõi quá trình học tập và cảnh báo học tập. - Tham mưu đề xuất danh sách người học để Hiệu trưởng công nhận tốt nghiệp. Tổ chức in bằng, phát bằng tốt nghiệp cho HSSV đã tốt nghiệp. - Xác nhận kết quả học tập cho người học hoặc các cơ quan chức năng khi có yêu cầu. c. Công tác liên kết đào tạo cao đẳng, trung cấp - Tham mưu cho BGH về khảo sát và tìm hiểu nhu cầu người học tại các Trung tâm, doanh nghiệp. - Chủ động tìm kiếm đối tác liên kết trên cơ sở nhu cầu người học. - Phối hợp đối tác liên kết để thảo luận và thống nhất hợp đồng đào tạo. - Phối hợp với các đơn vị liên kết tổ chức thi hoặc xét tuyển đầu vào cho người học. - Phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý quá trình đào tạo. - Hỗ trợ người học trong các hoạt động khác theo quy định.