CHUẨN ĐẦU RA
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
I. ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
– Tiếng Anh: The industrial power
– Mã ngành, nghề: 6510303
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quốc phòng – an ninh và pháp luật Việt Nam;
(2) Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện thể chất đảm bảo đủ sức khỏe học tập và lao động đúng ngành, nghề đào tạo;
(3) Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để tiếp thu kiến thức chuyên ngành và có khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
(4) Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng, qui ước của các thiết bị điện, linh kiện điện, điện tử, cảm biến được dùng để trang bị cho ngành điện công nghiệp.
(5) Đọc được các bản vẽ thiết kế của nghề điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
(6) Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành trong quá trình học tập và thực tế sản xuất.
(7) Phân tích được qui trình và phương pháp lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng phức tạp của hệ thống trang bị điện công nghiệp.
- Yêu cầu về kỹ năng:
4.1- Kỹ năng cứng:
(8) Tính toán và thiết kế được các mạng điện sinh hoạt, mạng điện xí nghiệp công nghiệp, mạng điện phân phối công suất vừa và nhỏ.
(9) Lắp đặt, được các loại máy điện; khí cụ điện, tủ điện phân phối, hệ thống cung cấp điện dân dụng và công nghiệp;
(10) Phát hiện và sửa chữa được những hư hỏng trong quá trình khai thác, vận hành các thiết bị và hệ thống điện của dây chuyền sản xuất
(11) Bảo trì được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
4.2-Kỹ năng mềm:
(12) Có kỹ năng tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát quá trình lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng.
(13) Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc lập và khoa học;
(14) Có các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
(15) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(16) Có trình độ Ngoại ngữ : đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỹ luật lao động, tác phong công nghiệp, chấp hành pháp luật, nội quy của cơ quan;
– Ý thức trách nhiệm công dân, cộng đồng;
– Có tinh thần cầu tiến, tự học, tự cập nhật kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ một cách liên tục;
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:
– Kỹ thuật viên, thợ sửa chữa điện trong các trạm điện, công ty, nhà máy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng và công nghiệp.
– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, điện tử và các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
– Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng.
– Các công ty chuyên tư vấn, thi công, giám sát lắp đặt hệ thống điện, điện tử; các doanh nghiệp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện.
– Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện công nghiệp
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng học liên thông để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo.
– Tiếp thu, triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới của lĩnh vực điện công nghiệp và điện dân dụng;
– Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
– Chương trình đào tạo ngành điện công nghiệp – Hệ Cao đẳng nghề của tổng cục nghề, toàn bộ giáo trình ngành điện công nghiệp của trường CĐCN Tuy Hòa và các tài liệu chuyên ngành liên quan của Bộ giáo dục ban hành.
– Chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình chuyên ngành điên công nghiệp, điện công nghiệp và dân dụng của hệ Cao đẳng và Đại học chuyên nghiệp của NXB KHKT, NXB GD…và các Trường Đại học, CĐCN; CĐN cùng ngành.
II. KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
– Tiếng Anh: Refrigeration and Air Conditioning Engineering
– Mã ngành, nghề: 6510211
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quốc phòng – an ninh và pháp luật Việt Nam;
(2) Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện thể chất đảm bảo đủ sức khỏe học tập và lao động đúng ngành, nghề đào tạo;
(3) Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một hệ thống lạnh công nghiệp, dân dụng và thương mại.
(4) Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chuyên dụng: đồng hồ nạp ga, thiết bị thử xì, đồng hồ đo các đại lượng điện và không điện,…
(5) Trình bày được quy trình vận hành của một hệ thống lạnh công nghiệp, dân dụng và thương mại.
(6) Trình bày được quy trình lắp đặt, bảo trì, sửa chữa của một hệ thống lạnh công nghiệp, dân dụng và thương mại.
- Yêu cầu về kỹ năng:
4.1. Kỹ năng cứng:
(7) Sử dụng được các thiết bị an toàn lao động về điện, điện lạnh, phòng chống cháy nổ.
(8) Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề trong kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.
(9) Vận hành được hệ thống máy lạnh dân dụng, công nghiệp, các loại máy điều hoà cục bộ và hệ thống điều hoà không khí trung tâm đúng quy trình và an toàn cho người và thiết bị, đạt hiệu quả cao.
(10) Lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh nhỏ, máy lạnh công nghiệp, các loại máy điều hoà cục bộ và hệ thống điều hoà trung tâm đảm bảo an toàn, đúng quy trình.
(11) Sửa chữa được những hư hỏng phần điện và phần lạnh của các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí.
(12) Tháo, lắp và thay thế được các chi tiết, cụm chi tiết bị hư hỏng.
4.2. Kỹ năng mềm:
(a) Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc lập và khoa học;
(b) Có các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
(c) Có khả năng giao tiếp, trình bày tốt, chuyển tải được nội dung các vấn đề chuyên môn đến người khác đầy đủ rõ ràng.
(d) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(e) Có trình độ Ngoại ngữ : đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A1) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, công việc cấp trên giao phó.
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí.
– Có năng lực thực hiện được các công việc được giao liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
– Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc; hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ.
– Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm. Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhiệm tốt công việc ở các vị trí sau:
– Có khả năng làm nhân viên kỹ thuật: lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành các hệ thống lạnh và điều hòa không khí dân dụng, công nghiệp và thương mại.
– Có khả năng làm việc tại các công ty chuyên tư vấn, thi công, giám sát lắp đặt hệ thống thiết bị máy lạnh & điều hòa không khí.
– Có khả năng trực tiếp điều hành cho một nhóm thi công (tổ trưởng), bảo trì, lắp đặt hệ thống điện lạnh công nghiệp, dân dụng.
– Quản lý hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thiết bị lạnh trong các siêu thị, các nhà hàng, khách sạn, khu giải trí,..
– Có khả năng kinh doanh dịch vụ, cung cấp thiết bị điện lạnh dân dụng và công nghiệp.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tự học và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
– Sau khi tốt nghiệp người học có thể học liên thông lên bậc đại học cùng chuyên ngành.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
– Chương trình khung, chương trình chi tiết ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí do bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành.
– Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra quy định đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp các nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề tại trường CĐCN Tuy Hòa.
III. CẮT GỌT KIM LOẠI
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: CẮT GỌT KIM LOẠI
– Tiếng Anh: Metal cutting
– Mã ngành, nghề: 6520121
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Hiểu được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiểu và vận dụng được các kiến thức về Hiến pháp, Pháp luật và trách nhiệm công dân. Biết phương pháp rèn luyện sức khỏe và có kiến thức về Quốc phòng an ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
(2) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng, có tác phong quân sự, rèn luyện thể lực tốt, có tinh thần sẵn sàng phục vụ trong các lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc.
(3) Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng vận dụng chúng vào việc tiệp cận, ứng dụng các thông tin và kiến thức mới; có khả năng khai thác, nghiên cứu và sử dụng khoa học cơ bản vào ngành học.
(4) Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ của ngành học để tính toán hoặc lập trình đơn giản và ứng dụng vào thực tế công việc.
(5) Chọn được vật liệu và kiểu mối lắp phù hợp với tính năng và công dụng của sản phẩm. Vận dụng được kiến thức cơ bản về an toàn lao động và quản trị sản xuất vào công việc thực tế.
(6)Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về cơ sở thiết kế máy, truyền động cơ khí, truyền động điện, truyền động thuỷ khí vào thực tế công việc. Lập được bản vẽ kỹ thuật và thiết kế chế tạo được các chi tiết máy đơn giản.
(7) Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành cơ khí để phân tích, vẽ và gia công các chi tiết cơ khí chính xác theo yêu cầu kỹ thuật.
(8) Có các kiến thức cơ bản về máy cắt, đồ gá, dao cắt, quy trình công nghệ, chế độ cắt, dung dịch làm nguội, …
(9) Gia công được các chi tiết máy trên máy tiện, phay, bào, mài, khoan vạn năng , máy tiện CNC, máy phay CNC
(10) Dự đoán được các dạng sai hỏng khi gia công và biện pháp khắc phục.Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy công cụ cắt gọt kim loại
(11) Trình bày được đặc tính kỹ thuật, khả năng công nghệ, nguyên lý làm việc và trình tự vận hành của các chủng loại máy truyền thống cũng như điều khiển số CNC
(12) Biết và sử dụng thành thạo một số công cụ phần mềm máy tính hỗ trợ thiết kế, chế tạo và điều khiển quá trình gia công cơ khí như AutoCAD, Solidworks, MasterCAM,..
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(13) Sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt cầm tay như : Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, cưa tay…
(14) Sử dụng thành thạo các loại máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào, máy mài hai đá, máy khoan bàn.
(15) Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công.Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản
(16) Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản.Tiện được các chi tiết có mặt trụ trơn, bậc, mặt côn, ren tam giác, ren truyền động các hệ ngoài và trong; tiện chi tiết lệch tâm chi tiết định hình và các chi tiết có hình dáng không cân xứng với gá lắp phức tạp.
(17) Phay được các dạng mặt phẳng, góc, rãnh, bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, thanh răng và mặt định hình. Bào được các dạng mặt phẳng, góc, rãnh, bậc…
(18) Lập chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được máy tiện CNC, máy Phay CNC. Dự đoán được các dạng sai hỏng khi gia công và biện pháp khắc phục. Có đủ khả năng tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
– Kỹ năng mềm:
(20) Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và triển khai công nghệ.
(21) Có tư duy độc lập, sáng tạo; Có khả năng suy luận, kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
(22) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(23) Có trình độ Ngoại ngữ : Đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
– Làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp trong nước và liên doanh với nước ngoài có sử dụng các dây chuyền công nghệ và thiết bị Cơ khí, các công ty hoạt động dịch vụ thương mại trong lĩnh vực công nghệ Cơ khí.
– Làm công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.
– Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy. Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị.
Quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị thiết bị sản xuất trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy. Có thể làm công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực cơ khí tại các cơ sở đào tạo nghề. Có khả năng tự tạo việc làm cho bản thân và nhóm cộng sự.
Làm việc tại các cơ sở sản xuất cơ khí truyền thống: Tiện, Phay, Bào, Hàn,…
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Có thể học liên thông lên bậc đại học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí hoặc ngành Công nghệ Chế tạo máy.
Có khả năng tự nghiên cứu, tự học tập, tự cập nhật các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo dựa trên kiến thức cơ bản đã được trang bị để nâng cao trình độ hoặc tiếp cận với công nghệ mới.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
– Chương trình, tài liệu của BGD- ĐT ban hành
– Chương trình đào tạo ngành Căt gọt kim loại – Hệ Cao đẳng của trường CĐCN Tuy Hòa, và các tài liệu chuyên ngành liên quan của Bộ Lao động thương và Xã Hội ban hành.
– Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy…hệ Cao đẳng và Đại học chuyên nghiệp của các NXB KHKT, GDĐT… và của các Trường Đại học, Cao đẳng.
– Các tài liệu tham khảo nước ngoài.
IV. CÔNG NGHỆ HÀN
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: Hàn
– Tiếng Anh: Welding
– Mã ngành, nghề: 6520123
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Hiểu được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiểu và vận dụng được các kiến thức về Hiến pháp, Pháp luật và trách nhiệm công dân. Biết phương pháp rèn luyện sức khỏe và có kiến thức về Quốc phòng an ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
(2) Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng vận dụng chúng vào việc tiếp cận, ứng dụng các thông tin và kiến thức mới; có khả năng khai thác, ứng dụng và sử dụng khoa học cơ bản vào ngành học.
(3) Sử dụng được các phần mềm hỗ trợ cho ngành học để phân tích và tính toán các chi tiết đơn giản.
(4) Vận dụng kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành để tính toán, phân tích, lựa chọn, đo lường, khai thác và sử dụng thành thạo các phương pháp, công cụ hàn cơ bản và hiện đại để thiết kế quy trình công nghệ hàn và đánh giá các sản phẩm của ngành Hàn.
(5) Nắm bắt và triển khai tốt các công việc chuyên môn như: Lựa chọn vật liệu, kết cấu, đồ gá, tự động hóa quá trình công nghệ để vận hành các thiết bị hàn, công nghệ hàn để chế tạo ra sản phẩm Hàn.
(6) Được học tập trên các thiết bị hàn tiên tiến hiện đại.
(7) Kết hợp đi thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(8) Thiết kế và vận hành thành thạo các hệ thống thiết bị công nghệ hàn, gia công áp lực… để chế tạo các sản phẩm hàn thực tế.
(9) Sử dụng thành thạo các thiết bị hàn cơ bản và hiện đại (thiết bị hàn hồ quang tay, công nghệ hàn cắt tiên tiến: MAG, MIG, TIG, PLASMA…); các thiết bị cơ khí liên quan nhằm phục vụ chế tạo các kết cấu hàn thông thường và phức tạp.
(10) Tính toán, thiết kế được một số dạng kết cấu hàn đơn giản như: Dầm, trụ, dàn, tấm vỏ.
– Kỹ năng mềm:
(11) Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và triển khai công nghệ.
(12) Có tư duy độc lập, sáng tạo; Có khả năng suy luận, kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
(13) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(14) Có trình độ Ngoại ngữ: đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, công ty nơi đang công tác; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Nhạy bén trong việc tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh.
– Tham gia có hiệu quả trong việc thiết kế triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
– Thiết lập được mối quan hệ và cộng tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp xã hội.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Kỹ sư thực hành và có thể đảm nhận vị trí kỹ thuật viên khai thác, bảo trì gia công cơ khí hàn, các công việc kỹ thuật tại các cơ sở lắp ráp nhà máy chế tạo thiết bị cơ khí, đóng tàu,…, các cơ sở sản xuất và kinh doanh vvề lĩnh vực hàn. Cụ thể:
– Làm việc tại các nhà máy kết cấu thép, nhà máy đóng tầu, công ty lắp ráp thiết bị kết cấu, công ty xây dựng dân dụng.
– Kỹ thuật viên, quản lý hay điều hành sản xuất, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ hàn.
– Chuyên viên trong các công ty hoạt động dịch vụ thương mại trong lĩnh vực công nghệ hàn cũng như các cơ sở đào tạo nghề hàn.
– Có khả năng hướng dẫn thực hành các môn học chuyên ngành công nghệ hàn ở các trường cao đẳng, trung cấp và cơ sở đào tạo nghề.
– Có khả năng tự tạo việc làm.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Tích cực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng tiếp tục học tập liên thông ở bậc học cao hơn.
– Tự đánh giá, tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
– Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
– Chương trình, tài liệu của BGD- ĐT ban hành
– Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Hàn – Hệ Cao đẳng của trường CĐCN Tuy Hòa, và các tài liệu chuyên ngành liên quan của Bộ Lao động thương và Xã Hội ban hành.
– Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu chuyên ngành Hàn, Gia công áp lực, Cơ khí…hệ Cao đẳng và Đại học chuyên nghiệp của các NXB KHKT, GDĐT… và của các Trường Đại học – CĐCN cùng ngành.
– Các tài liệu tham khảo nước ngoài.
V. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
– Tiếng Anh: Information Technology
– Mã ngành, nghề: 6480202
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Trình bày và diễn giải được những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh.;
(2) Biết được các phương pháp rèn luyện thể chất; kiến thức cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh. Có nhận thức đúng đắn về chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc;
(3) Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ của ngành học để tính toán hoặc lập trình đơn giản và ứng dụng vào thực tế công việc;
(4) Có hiểu biết cơ bản về kiến thức cơ sở: Khoa học máy tính, Hệ điều hành, Mạng máy tính, Ngôn ngữ lập trình, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Cơ sở dữ liệu,…
(5) Có những hiểu biết cơ bản các công nghệ Dot Net, Java, Web, Mã nguồn mở, có khả năng tiếp cận các công nghệ mới vận dụng vào thực tế.
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(6) Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng;
(7) Có khả năng tự cài đặt, lắp ráp máy tính và mạng máy tính nội bộ;
(8) Xây dựng và viết các phần mềm ứng dụng vừa và nhỏ, phục vụ cho công tác quản lý Công nghệ thông tin;
(9) Bảo trì và khắc phục các sự cố thường gặp ở phần cứng và phần mềm máy tính;
(10) Lập trình các chương trình quản lý có qui mô vừa và nhỏ;
(11) Thiết kế, xây dựng và quản trị các hệ thống web ứng dụng trong các lĩnh vực: bán hàng trực tuyến, tin tức truyền thông, cổng thông tin điện tử;
– Kỹ năng mềm:
(12) Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc lập và khoa học;
(13) Có các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
(14) Có trình độ Ngoại ngữ : đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
- Nhân viên kỹ thuật trong các doanh nghiệp kinh doanh máy tính.
- Nhân viên ở bộ phận CNTT hoặc ứng dụng CNTT ở các tổ chức, doanh nghiệp.
- Kỹ thuật viên cho các doanh nghiệp, công ty bảo trì, lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học.
- Giáo viên giảng dạy tin học và quản lý phòng thực hành CNTT các trung tâm tin học, các trường tiểu học, trung học cơ sở cơ sở dạy nghề.
- Lập trình viên trong các công ty sản xuất, phát triển phần mềm, đồ hoạ, phim hoạt hình, thiết kế Website.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng ngành Tin học ứng dụng có thể:
- Tham dự các khóa đào tạo chứng chỉ lập trình viên quốc tế như: MCSD…
- Tham dự khóa đào tạo đại học liên thông tại trường.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
- Chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế MCSD
VI. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
– Tiếng Anh: Industrial Electronics
– Mã ngành, nghề: 6510312
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật; kiến thức chuyên môn của ngành, nghề đào tạo)
(1) Trình bày và diễn giải được những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
(2) Biết được các phương pháp rèn luyện thể chất; kiến thức cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh. Có nhận thức đúng đắn về chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc.
(3) Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên
(4) Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp;
(5) Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện tử chuyên dụng được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp;
(6) Phân tích được nguyên lí hoạt động của các mạch điện, các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra và sửa chữa;
(7) Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
- Yêu cầu về kỹ năng:
4.1- Kỹ năng cứng: (Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề;)
(8) Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp;
(9) Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
(10) Phát hiện và sửa chữa được những hư hỏng trong quá trình khai thác, vận hành các thiết bị điện tử;
(11) Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật;
4.2-Kỹ năng mềm:
(các kỹ năng này chung cho tất cả các ngành, nghề thay giá trị cụ thể vào m)
(12) Có kỹ năng tổ chức, quản lí nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm và hướng dẫn nghề nghiệp cho thợ có trình độ thấp hơn.
(13) Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc lập và khoa học;
(14) Có các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
(15) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(16) Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỹ luật lao động, tác phong công nghiệp, chấp hành pháp luật, nội quy của cơ quan;
– Ý thức trách nhiệm công dân, cộng đồng;
– Có tinh thần cầu tiến, tự học, tự cập nhật kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ một cách liên tục;
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:
– Bảo trì, bảo dưỡng, lắp ráp, vận hành, cải tiến, nâng cấp các thiết bị điện tử trong các nhà máy, xí nghiệp với vai trò là một kỹ thuật viên điện tử hoặc quản lý kỹ thuật;
– Có khả năng tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp, dân dụng vào đời sống hàng ngày;
– Làm nhân viên tư vấn, chuyển giao công nghệ tại các công ty kinh doanh thiết bị điện, điện tử;
– Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện tử công nghiệp.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng học liên thông để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo.
– Tiếp thu, triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới của lĩnh vực điện tử công nghiệp và dân dụng;
– Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
– Chương trình đào tạo ngành điện tử công nghiệp – Hệ Cao đẳng nghề của tổng cục nghề, toàn bộ giáo trình ngành điện tử công nghiệp của trường CĐCN Tuy Hòa và các tài liệu chuyên ngành liên quan của Bộ giáo dục ban hành.
– Chương trình đào tạo nghề điện tử công nghiệp hệ Cao đẳng của các trường Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề.
VII. HƯỚNG DẪN DU LỊCH
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: HƯỚNG DẪN DU LỊCH
– Tiếng Anh: Tour guide
– Mã ngành, nghề: 6810103
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Trình bày được những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
(2) Biết được các phương pháp rèn luyện thể chất cơ bản; có kiến thức cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh. Có nhận thức đúng đắn về chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc.
(3) Có kiến thức cần thiết như: tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch, Cơ sở văn hóa Việt Nam, hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam, địa lý du lịch Việt Nam, hoạt náo
(4) Có kiến thức chuyên sâu về: nghiệp vụ hướng, xây dựng và quản lí tour, tuyến điểm du lịch Việt Nam
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(5) Có kỹ năng thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các chương trình du lịch; Biết điều phối và phát triển các dịch vụ trong chương trình du lịch phù hợp với thực tế; Hiểu và biết hướng dẫn khách thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các chính sách của địa phương trong quá trình đi du lịch.
(6) Có kỹ năng sinh hoạt tập thể.
(7) Có kỹ năng tổ chức, điều hành bộ phận hướng dẫn và tham gia tập huấn, hướng dẫn tại các doanh nghiệp lữ hành và các tổ chức liên quan.
– Kỹ năng mềm:
(8) Có kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lí thông tin để ứng dụng đánh giá các vấn đề nảy sinh trong hoạt động lữ hành.
(9) Có kỹ năng phát hiện, điều chỉnh, sáng tạo cái mới như: xây dựng ý tưởng, thiết kế chương trình du lịch.
(10) Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm để phối hợp tốt với đồng nghiệp, khách du lịch và các đối tượng có liên quan khi thực hiện hoạt động hướng dẫn du lịch.
(11) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(12) Có trình độ Ngoại ngữ : đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp đạt trình độ cao đẳng nghề hướng dẫn du lịch, sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí như:
– Đối với cơ sở kinh doanh du lịch: công ty lữ hành, khu du lịch, điểm du lịch
+ Hướng dẫn viên du lịch
+ Thuyết minh viên tại điểm
+ Điều hành tour
+ Trưởng nhóm hướng dẫn viên, quản lý nghiệp vụ hướng dẫn
– Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
+ Chuyên viên các phòng và trung tâm trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Quy hoạch tài nguyên du lịch, Nghiệp vụ du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch)
+ Chuyên viên các phòng và trung tâm thuộc huyện (Phòng Văn hóa, Thông tin)
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng học tiếp lên chương trình đại học các chuyên ngành liên quan đến du lịch trong và ngoài nước
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
– Chuẩn đầu ra ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn du lịch), trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh, năm 2015;
– Chuẩn đầu ra ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn du lịch), trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;
– Chuẩn đẩu ra ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012
– Chuẩn đầu ra ngành hướng dẫn du lịch, trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
VIII. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
– Tiếng Anh: Automation and Controlling Engineering Technology
– Mã ngành, nghề: 6510305
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quốc phòng – an ninh và pháp luật Việt Nam;
(2) Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện thể chất đảm bảo đủ sức khỏe học tập và lao động đúng ngành, nghề đào tạo;
(3) Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để tiếp thu kiến thức chuyên ngành và có khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
(4) Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng, qui ước của các thiết bị điện, linh kiện điện, điện tử, cảm biến được dùng để trang bị cho ngành tự động hoá
(5) Đọc được các bản vẽ thiết kế của một máy, cụm máy, một hệ thống dây chuyền tự động hoá và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấu tạo, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển; bản vẽ lắp đặt.
(6) Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành trong quá trình học tập và thực tế sản xuất.
(7) Phân tích được qui trình và phương pháp lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng của hệ thống điều khiển tự động.
- Yêu cầu về kỹ năng:
4.1- Kỹ năng cứng:
(8) Tính toán và thiết kế được các hệ thống điều khiển cho các máy sản xuất tự động, các hệ truyền động trong dây chuyền sản xuất dân dụng và công nghiệp
(9) Lắp đặt, được các tủ điện điều khiển cho các dây chuyền sản xuất trong dân dụng và công nghiệp;
(10) Phát hiện và sửa chữa được những hư hỏng trong quá trình khai thác, vận hành các thiết bị và hệ thống điện của dây chuyền sản xuất
(11) Bảo trì được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
4.2-Kỹ năng mềm:
(a) Có kỹ năng tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát quá trình lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng.
(b) Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc lập và khoa học;
(c) Có các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
(d) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(e) Có trình độ Ngoại ngữ : đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỹ luật lao động, tác phong công nghiệp, chấp hành pháp luật, nội quy của cơ quan;
– Ý thức trách nhiệm công dân, cộng đồng;
– Có tinh thần cầu tiến, tự học, tự cập nhật kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ một cách liên tục;
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:
– Kỹ thuật viên, thợ sửa chữa điện trong các công ty, nhà máy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dân dụng và công nghiệp.
– Trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tham gia trực tiếp vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các thiết bị điều khiển tự động cho các dây chuyền sản xuất công nghiệp như các bộ điều khiển lập trình, các bộ cảm biến, các cơ cấu chấp hành….
– Lắp đặt các tủ điều khiển cho dây chuyền sản xuất tự động.
-Các công ty chuyên tư vấn, thi công, giám sát lắp đặt nhà máy sản xuất công nghiệp
– Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện và tự động hoá
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng học liên thông để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo.
– Tiếp thu, triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới của lĩnh vực điều khiển và tự động hoá
– Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
– Chương trình đào tạo ngành Công nghệ tự động hoá – Hệ Cao đẳng nghề của tổng cục nghề, toàn bộ giáo trình ngành công nghệ tự động của trường CĐCN Tuy Hòa và các tài liệu chuyên ngành liên quan của Bộ Giáo Dục ban hành.
– Chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình chuyên ngành điện và tự động hoá công nghiệp hệ Cao đẳng và Đại học chuyên nghiệp của NXB KHKT, NXB GD…và các Trường Đại học, CĐCN; CĐN cùng ngành.
IX. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
– Tiếng Anh: Mechanical Engineering Technology
– Mã ngành, nghề: 6510210
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Hiểu được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiểu và vận dụng được các kiến thức về Hiến pháp, Pháp luật và trách nhiệm công dân. Biết phương pháp rèn luyện sức khỏe và có kiến thức về Quốc phòng an ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
(2) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng, có tác phong quân sự, rèn luyện thể lực tốt, có tinh thần sẵn sàng phục vụ trong các lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc.
(3) Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng vận dụng chúng vào việc tiệp cận, ứng dụng các thông tin và kiến thức mới; có khả năng khai thác, nghiên cứu và sử dụng khoa học cơ bản vào ngành học.
(4) Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ của ngành học để tính toán hoặc lập trình đơn giản và ứng dụng vào thực tế công việc.
(5) Chọn được vật liệu và kiểu mối lắp phù hợp với tính năng và công dụng của sản phẩm. Vận dụng được kiến thức cơ bản về an toàn lao động và quản trị sản xuất vào công việc thực tế.
(6)Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về cơ sở thiết kế máy, truyền động cơ khí, truyền động điện, truyền động thuỷ khí vào thực tế công việc. Lập được bản vẽ kỹ thuật và thiết kế chế tạo được các chi tiết máy đơn giản.
(7) Phân tích được toàn bộ quá trình sản xuất và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ – kinh tế trong các công đoạn sản xuất cơ khí.
(8) Trình bày được các đặc trưng, khả năng công nghệ, nguyên lý cắt gọt và lựa chọn được dụng cụ cắt cho các phương pháp cắt gọt truyền thống như tiện, phay, bào, mài, khoan, khoét, doa…
(9) Xây dựng được quy trình chế tạo các dạng chi tiết máy dạng hộp, dạng càng, dạng trục, dạng bánh răng, dạng bạc. Biết về các công nghệ mới trong chế tạo máy như CAD/CAM-CNC, thiết kế ngược…
(10) Trình bày được đặc tính kỹ thuật, khả năng công nghệ, nguyên lý làm việc và trình tự vận hành của các chủng loại máy truyền thống cũng như điều khiển số CNC được sử dụng trong chế tạo chi tiết máy như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy mài…
(11) Biết và sử dụng thành thạo một số công cụ phần mềm máy tính hỗ trợ thiết kế, chế tạo và điều khiển quá trình gia công cơ khí như AutoCAD, Inventor, MasterCAM,..
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(12) Vận hành được các máy công cụ truyền thống như: Tiện, phay, bào, mài, khoan; Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường các đại lượng cơ khí thông dụng;
(13) Chế tạo và sửa chữa một số dụng cụ cắt, đồ gá, các chi tiết máy đơn giản;Tính toán, thiết kế và lựa chọn được phương án thiết kế chi tiết máy, cụm chi tiết máy;
(14) Thiết kế được bản vẽ cơ khí và thiết lập được quy trình công nghệ gia công chế tạo cơ khí;Vận hành được máy Tiện và Phay CNC để gia công các chi tiết 2D đơn giản;
(15) Sử dụng thành thạo được một số phần mềm ứng dụng trong thiết kế và gia công cơ khí.
(16) Tham gia và trợ giúp được cho kỹ sư trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống, thiết bị công nghệ và các dây chuyền công nghệ sản xuất cơ khí;
– Kỹ năng mềm:
(20) Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và triển khai công nghệ.
(21) Có tư duy độc lập, sáng tạo; Có khả năng suy luận, kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
(22) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(23) Có trình độ Ngoại ngữ : Đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A1) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
– Làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp trong nước và liên doanh với nước ngoài có sử dụng các dây chuyền công nghệ và thiết bị Cơ khí, các công ty hoạt động dịch vụ thương mại trong lĩnh vực công nghệ Cơ khí.
– Làm công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.
– Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy. Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị.
Quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị thiết bị sản xuất trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy. Có thể làm công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực cơ khí tại các cơ sở đào tạo nghề. Có khả năng tự tạo việc làm cho bản thân và nhóm cộng sự.
– Làm việc tại các cơ sở sản xuất cơ khí truyền thống: Tiện, Phay, Bào, Hàn,…
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Có thể học liên thông lên bậc đại học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí hoặc ngành Công nghệ Chế tạo máy.
Có khả năng tự nghiên cứu, tự học tập, tự cập nhật các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo dựa trên kiến thức cơ bản đã được trang bị để nâng cao trình độ hoặc tiếp cận với công nghệ mới.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
– Chương trình, tài liệu của Bộ GD- ĐT ban hành
– Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí – Hệ Cao đẳng của trường CĐCN Tuy Hòa, và các tài liệu chuyên ngành liên quan của Bộ Lao động thương và Xã Hội ban hành.
– Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy…hệ Cao đẳng và Đại học chuyên nghiệp của các NXB KHKT, GDĐT… và của các Trường Đại học, Cao đẳng.
– Các tài liệu tham khảo nước ngoài.
X. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
– Tiếng Anh: Chemical Engineering Technology
– Mã ngành, nghề: 6510401
- Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Trình bày và diễn giải được những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
(2) Biết được các phương pháp rèn luyện thể chất, kiến thức cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh; Có nhận thức đúng đắn về chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc.
(3) Được trang bị các kiến thức cơ sở ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học như: hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa đại cương, hóa lý, hóa môi trường, cơ sở hóa phân tích.
(4) Tính toán được các hóa chất, thực hiện được qui trình phân tích kiểm tra mẫu trong các lĩnh vực sản xuất hóa chất, thực phẩm, phân bón và môi trường; Có kiến thức cơ bản về an toàn hóa chất, an toàn lao động.
(5) Có khả năng phân tích, giải thích được các hiện tượng xảy ra và xử lý các số liệu thu được khi phân tích.
(6) Có kiến thức chuyên môn về ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học; có khả năng áp dụng các kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn để đáp ứng nhu cầu làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành công nghệ kỹ thuật Hóa học;
(7) Biết được vị trí chức năng của người quản lý phòng thí nghiệm, hiểu được các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất.
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(8) Lấy mẫu và xử lý mẫu đúng quy cách.
(9) Chọn được phương pháp phân tích thích hợp cho từng thông số trong mẫu.
(10) Pha chế và bảo quản được các hóa chất trong qui trình xác định. Phân loại được các hóa chất sử dụng trong PTN.
(11) Thao tác thành thục qui trình phân tích; sử dụng thành thạo, biết cách hiệu chuẩn và bảo quản các dụng cụ, phương tiện phân tích đơn giản.
– Kỹ năng mềm:
(12) Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc lập và khoa học.
(13) Có các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
(14) Có trình độ Ngoại ngữ: Đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(15) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Có khả năng làm việc độc lập. Có trách nhiệm trong công việc được giao. Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có ý thức phục vụ cộng đồng.
– Có khả năng chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.
– Có trách nhiệm báo cáo kết quả phân tích chính xác, rõ ràng, phù hợp với chỉ dẫn cụ thể trong phương pháp thử.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp có khả năng là cán bộ kỹ thuật, cố vấn kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý kỹ thuật, làm việc trong phòng thí nghiệm hay phòng KCS tại các cơ sở như sau: Các nhà máy, xí nghiệp, thiết bị ngành hóa chất và các ngành liên quan như vật liệu, gốm sứ, thủy tinh, gạch ngói, xi măng, bột giấy, keo dán, thuốc sát trùng, phân bón, hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, tráng kim loại, chế biến thực phẩm, đồ uống, dầu khí và môi trường, các trung tâm kiểm nghiệm, phân tích và đo lường chất lượng.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn trong các lĩnh vực: Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ Hóa dược – Hóa mỹ phẩm, Công nghệ thực phẩm.
Có tinh thần cầu tiến trong công việc, có khả năng học tập nâng cao trình độ, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp. Có khả năng tự học trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
[1]. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học của Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM.
[2]. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học – ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TPHCM
XI. CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
– Tiếng Anh: Food-Technology
– Mã ngành, nghề: 6540103
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Biết được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chủ trường, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng được với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(2) Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, khoa học xã hội và nhân văn, về khoa học tự nhiên,
(3) Có kiến thức ngoại ngữ và tin học để đáp ứng được yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
(4) Có kiến thức cơ bản về phương pháp thống kê, tính toán, ứng dụng trong bố trí thí nghiệm thực phẩm.
(5) Có các kiến thức về sinh học cơ bản sinh học, cơ sở hóa phân tích, vi sinh thực phẩm, các phản ứng cơ bản trong chế biến thực phẩm để đáp ứng cho lĩnh vực ứng dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm
(6) Có khả năng cập nhật, tra cứu các thông tin tài liệu, tổng hợp các thông tin, tài liệu, viết báo cáo tổng hợp.
(7) Trang bị các kiến thức về an toan lao động công nghiệp, pha và sử dụng các thiết bị , hóa chất phòng thí nghiệm. .
(8) Có kiến thức chuyên sâu về công nghệ chế biến thực phẩm, để tạo ra các sản phẩm thực phẩm thông dụng, các sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng.
(9) Thành thạo các thao tác, kỹ năng thực hành về kỹ thuật thực phẩm, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống.
(10) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành, kỹ năng ứng dụng tin học trong phân tích số liệu và báo cáo khoa học để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
(11) Đảm nhận về kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Dược liệu, Chế biến và bảo quản thực phẩm
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(12) Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ thực phẩm và kiến thức chuyên môn sâu về ngành công nghệ thực phẩm.
(13) Tính toán và pha được các hóa chất, thực hiện được qui trình chế biến các sản phẩm thịt, thủy sản, nông sản, và một số lĩnh vực có liên quan.
(14) Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải thích các vấn đề nảy sinh trong quá trình chế biến sản xuất thực phẩm. Biết được vị trí chức năng của người quản lý trong nhà máy chế biến thực phẩm, hiểu được các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất thực phẩm.
– Kỹ năng mềm:
(15) Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc lập và khoa học;
(16) Có các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
(17) Có trình độ Ngoại ngữ : đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
(18) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực công nghệ Thực phẩm; có khả năng thích ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ đáp ứng được nhu cầu làm việc của xã hội trong lĩnh vực công nghệ Thực phẩm
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
– Tại các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thực phẩm, trung tâm kiểm nghiệm, viện nghiên cứu sinh học.
– Nhân viên phòng thí nghiệm tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề.
– Kỹ thuật viên tại các cơ sở sản xuất thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm; thủy sản, phòng xét nghiệm vi sinh thuộc các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, các nhà máy cấp thoát nước,…
– Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Dược liệu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
– Làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến ngành Công nghệ Thực phẩm
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, tự nâng cao trình độ và học liên thông lên các bậc học cao hơn.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
– Chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm Đại học Thực phẩm TP Hồ Chí Minh
– Chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm Đại học Thực phẩm Nha Trang- khánh Hòa
– Chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Đà Nẵng
– Chương trình đào tạo nghề ngành công nghệ thực phẩm trương Cao Đẳng nghề Phú Yên.
XII. KẾ TOÁN
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: Kế Toán
– Tiếng Anh: Accounting
– Mã ngành, nghề: 6340301
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Trình bày và diễn giải được những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
(2) Biết được các phương pháp rèn luyện thể chất; kiến thức cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh. Có nhận thức đúng đắn về chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc.
(3) Có hiểu biết sâu về kiến thức cơ bản ngành kế toán như: Tin học, Anh văn, Kinh tế chính trị, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Nguyên lý thống kê, Thống kê doanh nghiệp, Anh văn chuyên ngành, Luật kinh tế, Tài chính doanh nghiệp, Kiểm toán, Luật kế toán,…
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(4) Thành thạo việc thu thập, xử lý, kiểm tra và ghi chép chứng từ kế toán theo đúng quy định;
(5) Lập được các loại sổ sách kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành;
(6) Lập, đọc và phân tích được Báo cáo tài chính;
(7) Lập được báo cáo thuế và quyết toán thuế;
(8) Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán;
(9) Tổ chức được công tác kế toán tại các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;
(10) Lập được dự toán và phân tích tình hình tài chính nhằm tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, hoạch định chính sách tài chính tại các đơn vị;
– Kỹ năng mềm:
(11) Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc lập và khoa học;
(12) Có các kỹ năng: Kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
(13) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(14) Có trình độ Ngoại ngữ : đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Làm việc với vai trò là kế toán viên, kế toán tổng hợp tại phòng tài chính kế toán ở tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị tư vấn kế toán tài chính, tư vấn dịch vụ kế toán…
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có thể liên thông lên bậc Đại học chuyên ngành Kế toán.
– Có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ.
– Tham gia học các khóa học chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
1.Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp”
2.Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu,yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng”
- Chương trình khung ngành Kế toán, trình độ cao đẳng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
XIII. QUẢN TRỊ KINH DOANH
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: QUẢN TRỊ KINH DOANH
– Tiếng Anh: Business Administration
– Mã ngành, nghề: 6340114
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1). Trình bày và diễn giải được những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
(2). Biết được các phương pháp rèn luyện thể chất; kiến thức cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh. Có nhận thức đúng đắn về chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc.
(3) Có kiến thức về Doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp, pháp luật, kinh tế- xã hội trong việc thực hiện nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp;
(4) Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế xã hội và các chế độ liên quan đến công tác quản trị doanh nghiệp;
(5) Nhận biết, lý giải và vận dụng được hệ thống kiến thức chuyên ngành về quản lý, điều hành sản xuất, tài chính, nhân sự, marketing.
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(6) Có khả năng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ.
(7) Có khả năng xác định mục tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án tác nghiệp trong kinh doanh
(8) Có khả năng thu thập, nghiên cứu và phân tích các thông tin về thị trường để phục vụ cho công việc và đưa ra các quyết định trong kinh doanh.
(9) Có kỹ năng tác nghiệp, cụ thể như: đàm phán, thương lượng, thuyết phục được khách mua hàng, thâm nhập thị trường, sử lý phần mềm chuyên dụng SPSS trong phân tích khách hàng.
(10) Có khả năng xử lý các tình huống trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
(11) Có khả năng cung cấp thông tin và tham mưu cho lãnh đạo về lĩnh vực chuyên môn được đảm nhận
(12) Có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.
– Kỹ năng mềm:
(13) Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc lập và khoa học;
(14) Có các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
(15) Có trình độ Ngoại ngữ : đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
(16) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Tin tưởng và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tự trọng dân tộc và ý thức, trách nhiệm công dân.
– Có nhận thức đúng đắn và có đạo đức nghề nghiệp
– Nhiệt huyết với công việc, yêu nghề, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm với công việc
– Có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của tổ chức và có tính chuyên nghiệp trong thực hiện công việc
– Có ý thức học tập, nâng cao trình độ và khả năng cập nhật thông tin để nâng cao hiệu quả công việc
– Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo và tự tin
– Có phương pháp làm việc khoa học, cẩn trọng, chính xác; có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, đoàn kết và hợp tác trong xử lý các công việc chuyên môn
– Chủ động thiết lập các mối quan hệ và cộng tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp xã hội.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
– Làm việc với vai trò là nhân viên hoặc chuyên viên trong các phòng ban chức năng của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội khác như: Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng tổ chức nhân sự, phòng marketing, phòng vật tư – sản xuất, phòng tổ chức hành chính.
– Làm việc với vai trò là trợ lý hoặc nhà quản trị trong các phòng ban chức năng của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội khác
– Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.
– Làm nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, nhân viên nghiên cứu thị trường;
– Lập các loại kế hoạch hóa về vật tư, sản xuất, lao động, tiền lương ở cấp tổ, đội trong doanh nghiệp;
– Người học có thể quản lý các hoạt động liên quan ở cấp tổ, đội;
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tự học tập, cập nhật, hoàn thiện kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của công việc
– Có cơ hội học tập nâng cao trình độ ở bậc đại học.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
(1) Chuẩn đầu ra ngành quản trị kinh doanh, trường đại học Lao động – Xã hội, khoa Quản trị kinh doanh, Hà Nội, 2013.
(2) Chuẩn đầu ra ngành quản trị kinh doanh, trường đại học Nha trang, khoa kinh tế.
(3) Chuẩn đầu ra ngành quản trị kinh doanh, trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2012.
XVI. THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
- Tên ngành, nghề đào tạo:
– Tiếng Việt: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
– Tiếng Anh: Graphic design
– Mã ngành, nghề: 6210401
- Trình độ đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu về kiến thức:
(1) Có kiến thức cơ bản về Giáo dục quốc phòng – an ninh. Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, bảo vệ đất nước.
(2) Áp dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế cuộc sống và các hoạt động chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
(3) Có kiến thức Giáo dục thể chất theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, có kiến thức và khả năng tự rèn luyện thể chất đảm bảo đủ sức khỏe học tập và lao động đúng ngành, nghề đào tạo.
(4) Người học được trang bị những kiến thức cơ bản về nguyên lý thiết kế Logo, cũng như bộ nhận diện của các thương hiệu quảng bá sản phẩm.
(5) Có khả năng trình bày thiết kế Poster giới thiệu sản phẩm, quảng bá các sự siện văn hóa thể thao và du lịch.
(6) Ứng dụng các quy tắc trong thiết kế tờ rơi, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm công nghiệp, ấn phẩm văn phòng, bộ lịch
(7) Kiến thức về phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc thiết kế đồ họa.
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Kỹ năng cứng:
(8) Có kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc, tư duy sáng tạo, phát triển ý tưởng thiết kế, in ấn các sản phẩm liên quan đến thiết kế đồ họa.
(9) Có kỹ năng cảm nhận vẻ đẹp của những giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống, những giá trị văn hóa cội nguồn dân tộc Việt Nam.
(10) Hình thành một số kỹ năng cơ bản về vẽ ký họa nhanh, hình họa, phát thảo nhanh bố cục.
(11) Rèn luyện khả năng cảm nhận về màu sắc trang trí phục vụ cho việc phác thảo các ý tưởng trên các bản vẽ thiết kế.
(12) Sử dụng thành thạo và cài đặt các phần mềm thiết kế đồ họa Illustrator, Photoshop, Indesign, Corel Draw.
(13) Giao tiếp, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tư vấn, hình thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng;
– Kỹ năng mềm:
(14) Có trình độ Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin –Truyền thông (tương đương Ứng dụng CNTT cơ bản hoặc chứng chỉ tin học IC3).
(15) Có trình độ Ngoại ngữ: đảm bảo theo đề án “Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa giai đoạn 2015-2020” (đạt trình độ tối thiểu: TOEIC 400 – 449 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
(16) Có các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành ở môi trường trong nước và quốc tế.
- Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
– Trong các công ty quảng cáo: phụ trách công việc ở bộ phận thiết kế ấn phẩm của công ty, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện…
– Cơ quan nhà nước: như sở Văn hóa thông tin và du lịch; phụ trách công tác thiết kế Background sự kiện. Thiết kế tờ rơi, baner… các chương trình quảng cáo và khuyến mãi của nhà hàng hay khách sạn..
– Công ty in ấn: làm việc ở bộ phận thiết kế; thiết kế Bìa sách; dàn trang tạp chí; báo…
– Studio: đảm nhiệm công việc ở công đoạn xử lý hình ảnh, trợ giúp trong việc nhiếp ảnh theo yêu cầu của khách hàng, của đơn vị. Trang trí tiệc cưới và ý tưởng cho việc tổ chức tiệc cưới.
– Dạy vẽ mỹ thuật cơ bản ở các trường tiểu học, nhà thanh thiếu nhi, vẽ trang trí trên tường.
– Sinh viên có khả năng mở công ty, tư vấn và thiết kế ấn phẩm dưới các hình thức khác nhau.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc học ở cấp có trình độ cao hơn tại các đơn vị đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, nghiệp vụ.
– Người học có thể tham gia học các khóa học ngắn hạn để hỗ trợ cho công việc ở hiện tại và tương lai.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
(1) Chuẩn đầu ra đối với bậc học cao đẳng thiết kế đồ họa, trường Cao Đẳng Sư Phạm Huế, Huế, 2017.
(2) Chuẩn đầu ra ngành thiết kế đồ họa, trường đại học Mỹ thuật Huế, khoa Mỹ thuật ứng dụng, 2016
(3) Chuẩn đầu ra ngành thiết kế đồ họa, trường đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Mỹ thuật ứng dụng, 2017.
(4) Chuẩn đầu ra đối với bậc học cao đẳng thiết kế đồ họa, trường Cao Đẳng Hữu Nghị và Thông Tin Việt Hàn, Đà Nẵng, 2017.