Chỉ mất vài năm để hoàn thành chương trình, chi phí rẻ hơn trong khi mức lương sau khi ra trường không kém các cử nhân ĐH nên gần đây xu hướng bạn trẻ chọn học nghề không phải là chuyện quá mới mẻ.

Ba năm liền đạt thành tích xuất sắc ở bậc THPT, trúng tuyển vào 1 trường ĐH với 23,5 điểm nhưng bạn Trần Thanh Ngọc đã chọn một ngã rẽ khác – học nghề quản trị khách sạn.

Tuyển sinh cao đẳng 2018

Thanh Ngọc (đứng giữa) đã đạt Huy chương vàng HSSV giỏi nghề

nghiệp vụ nhà hàng khách sạn cấp thành phố năm 2017

Điểm cao nhưng thích học nghề

Là một học sinh (HS) giỏi trong nhiều năm liền, trúng tuyển vào một trường ĐH danh tiếng nhưng Ngọc đã “từ chối” giảng đường ĐH. Ngọc chia sẻ: “Con đường đi đến thành công không chỉ có ĐH, nếu cố gắng và đi đúng hướng”.

Trở thành một quản lý bộ phận F&B khách sạn quốc tế là điều Thanh Ngọc ấp ủ. Ngoài những kiến thức chuyên môn được giảng dạy bởi các giám đốc, quản lý nhà hàng, khách sạn, Ngọc còn được thực hành các nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, phục vụ cho công việc sau này.

Trường hợp của Thanh Ngọc không phải là quá mới nhưng một lần nữa lại chứng minh rằng ĐH không phải là con đường duy nhất để vào đời, để có thể thành công với nghề nghiệp. Nhất là khi mà tình trạng thất nghiệp ngày càng đông, nhiều bạn trẻ chọn cách “liên thông ngược” đi lùi tìm giá trị thực để tìm cho mình công việc ổn định trở nên phổ biến.

Theo thống kê trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, tỉ lệ số HS không lựa chọn học ĐH sau khi trúng tuyển lại tăng cao dẫn dến tỉ lệ gọi nhập học HS trúng tuyển của các trường Đại học trở nên ảo hơn bao giờ hết…

Chỉ mất vài năm để hoàn thành chương trình, chi phí rẻ hơn trong khi mức lương sau khi ra trường không kém các cử nhân ĐH nên gần đây xu hướng bạn trẻ chọn học nghề không phải là chuyện quá mới mẻ.

Hiện nay các trường cao đẳng có rất nhiều ngành nghề để các bạn dễ dàng chọn lựa. Không những thế, các trường nghề không thiếu các ngành nằm trong top nghề nghiệp hấp dẫn như khách sạn, nhà hàng, du lịch, ẩm thực, giải trí.

Bên cạnh đó, nhiều bạn dở dang chương trình THPT cũng chọn hệ trung cấp làm điểm đến để kết hợp học nghề và hoàn chỉnh văn hóa THPT. Trong bối cảnh nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, thì việc học nghề tại các Trường cao đẳng lại là một lợi thế lớn về việc làm sau khi tốt nghiệp.

Học nghề, sinh viên được ưu tiên phát triển đáp ứng yêu cầu đa dạng, luôn biến động của thị trường, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóa ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng.

Nhiều thế hệ HS sau khi ra trường đã thành đạt với nghề. Trong số đó, không ít bạn đã trở thành những nhà tuyển dụng, trực tiếp tuyển dụng học sinh của trường vào làm việc, góp phần giải quyết vòng luẩn quẩn việc tìm người, người tìm việc.

Với ngành Quản trị khách sạn, người học sau khi ra trường có phổ nghề rộng như: Lễ tân, buồng phòng, bàn nhà hàng, Bar, bếp. Học ngành Quản trị bếp – ẩm thực, người học sẽ trở thành một đầu bếp, bếp trưởng, chuyên gia ẩm thực, kinh doanh ẩm thực. Nhân viên thiết kế tour, điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch là những ngành nghề mà HS Hướng dẫn du lịch có thể theo đuổi.

T.D.V
Theo Báo TTOL

TUYỂN SINH 2018