Giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động thể dục thể thao giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện có đạo đức, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có đầy đủ sức khỏe và nâng cao trình độ văn hóa thể chất dân tộc.

           Tuy nhiên việc giảng dạy GDTC hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như ý thức, động cơ và thái độ học tập của các em học sinh – sinh viên (HSSV) còn chưa tốt, đặc biệt là sự kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy của giảng viên còn nặng về kinh nghiệm và sử dụng đơn lẻ các phương pháp, nếu có kết hợp thì chưa tối ưu được các phương pháp giảng dạy, chưa mang tính khoa học nên HSSV chưa nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe, chưa tạo ý thức rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, tạo tâm lý sợ học môn học GDTC, coi môn học GDTC chỉ là môn phụ. Điều này phần nào lý giải được thực trạng học “đối phó” của không ít HSSV mỗi giờ học GDTC hiện nay.

                         

Giờ học Giáo dục thể chất của sinh viên

        Chính vì vậy đổi mới phương pháp giảng dạy GDTC là một yêu cầu khách quan của bộ môn. Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là gạt bỏ, thay thế phương pháp giảng dạy hiện có mà vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp hiện có để đạt mục tiêu của môn học.

         Trong năm học 2022-2023, Nhà trường đã cho HSSV đăng ký lựa chọn các nhóm môn học để rèn luyện thể chất theo sở thích như: bóng chuyền, bóng đá, cờ vua, bóng bàn, điền kinh, bóng rổ. Ngoài ra sinh viên còn được học tập trong môi trường cơ sở vật chất được trang bị mới hoàn toàn như sân bóng nhân tạo, sân bóng chuyền, sân bóng rổ… Điều này giúp HSSV khỏe về thể chất, sáng về tinh thần nhằm phát triển bản thân để thành công hơn trong kỷ nguyên công nghệ 4.0.

           Một số hình ảnh khác trong giờ học giáo dục thể chất:

1111111111111111111111             

           

                                                                                                                                                         

ThS. Nguyễn Hồng Hạnh

Phòng Quản lý đào tạo